126 Nguyễn Thiện Thành-K4-P5-Tp.Trà Vinh (+84).2943.855.246 - ext: 197 iest@tvu.edu.vn

MÔI TRƯỜNG – NGÀNH HỌC HƯỚNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (Kỳ 1: Thực trạng và xu thế tương lai)

          Ngày nay, các thuật ngữ như “Sống xanh”, “Zero Waste” hay “No Plastic” đã trở thành những khẩu hiệu quen thuộc trên các phương tiện truyền thông nhằm hướng mọi người thay đổi thói quen sống và tiêu dùng nhằm góp phần bảo vệ môi trường.

          Bảo vệ môi trường, hay Môi trường nói chung luôn là chủ đề luôn thu hút sự quan tâm của xã hội, nhất là trong bối cảnh áp lực về dân số, đô thị hóa, công nghiệp hóa, xâm nhập mặn và nước biển dâng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Trong số 17 Mục tiêu Phát triển bền vững của Chương trình Nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc với 193 quốc gia thành viên, những mục tiêu liên quan trực tiếp đến lĩnh vực môi trường bao gồm: Nước sạch và vệ sinh (Mục tiêu số 6); Năng lượng sạch với giá thành hợp lý (Mục tiêu số 7); Hành động về khí hậu (Mục tiêu số 13); Tài nguyên và môi trường biển (Mục tiêu số 14); Tài nguyên và môi trường trên đất liền (Mục tiêu số 15).

          Tại Việt Nam, tình trạng ô nhiễm môi trường đã và đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, nhiều sự cố môi trường đã tác động lớn đến sức khỏe người dân, môi trường và hệ sinh thái (như Vedan xả chất thải ra sông Thị Vải 2008; sự cố môi trường Formosa 2016…), chất lượng không khí tại nhiều khu vực như Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên ở mức báo động, xâm nhập mặn và hạn hán ở Đồng bằng Sông Cửu Long ngày càng trở nên trầm trọng, lượng chất thải rắn thải ra môi trường biển và đại dương ngày càng tăng… Những vấn đề môi trường này đã trở thành nguyên nhân cản trở mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

moitruongonhiem.png

Môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm do các hoạt động của con ngườ

          Đứng trước thực trạng đó, công tác bảo vệ môi trường, quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, chủ động trong công tác phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu luôn được nhà nước và xã hội quan tâm. Tại Hội nghị COP26 (Conference of the Parties, là hội nghị của các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu - UNFCCC), Việt Nam đã đưa ra tuyên bố đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050; tham gia Tuyên bố toàn cầu về chuyển điện than sang năng lượng sạch, không xây dựng nhà máy điện than mới sau 2030 tiến tới giảm dần điện than từ 2045; giảm 30% phát thải khí mê – tan vào năm 2030 so với 2020; tăng cường bảo vệ rừng và quản lý sử dụng đất nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Như vậy, có thể thấy trong giai đoạn hiện nay cũng như trong thời gian sắp tới, nguồn nhân lực cần cho lĩnh vực tài nguyên môi trường, công nghệ xử lý môi trường theo hướng thân thiện và bền vững ngày càng gia tăng. 

          Hiện nay, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở Việt Nam vẫn còn thiếu về số lượng, hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhất là ở các địa phương, cơ sở. Hiện chỉ có khoảng 29 người làm công tác quản lý nhà nước về môi trường trên 1 triệu dân; trong khi con số này ở Trung Quốc là 40 người, Thái Lan là 42 người, Campuchia là 55 người, Malaysia là 100 người, Singapore là 350 người, Canada là 155 người, Anh là 204 người.

          Tính từ 2019 đến đầu năm 2020, toàn thế giới đã ghi nhận hàng loạt sự cố và khủng hoảng môi trường. Từ sự cố cháy rừng ở Amazon, Australia cho đến các vấn đề môi trường trong nước như: sự cố cháy nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông; tình trạng ô nhiễm bụi mịn tại TP. Hà Nội và TP. HCM; sự cố ô nhiễm nguồn nước trên Sông Đà do xe tải đổ trộm dầu thải xuống nguồn nước…tác động của nó là rất lớn đến đời sống, sản xuất của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Và tất cả đều có “bàn tay” của con người gây ra. Trước những sự “giận dữ” từ thiên nhiên, từ môi trường, các biện pháp xử lý môi trường được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên đòi hỏi phải có một nguồn lực hiểu biết, có kiến thức chuyên môn để đưa ra các biện pháp tối ưu và hiệu quả nhất.

          Không giống với nhiều ngành kỹ thuật khác, nhóm ngành về Môi trường được xem là khoa học liên ngành, là ngành học trang bị  cho người học các kiến thức về sự tương tác giữa con người với các thành phần của môi trường, bao gồm: khí quyển, thủy quyển, sinh quyển và địa quyển. Qua đó, người học có cơ hội tiếp cận với các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, năng lượng cùng với các phương pháp quản lý và các công nghệ xử lý môi trường hiện đại.

          Nắm bắt được nhu cầu của xã hội, Trường Đại học Trà Vinh đã xây dựng 2 chương trình đào tạo chất lượng liên quan đến ngành Môi trường, bao gồm: Kỹ thuật Môi trường và Quản lý Tài nguyên và Môi trường.

  • Ngành Kỹ Thuật Môi trường: Người học sẽ được trang bị nền tảng kiến thức về các công nghệ xử lý môi trường, khả năng thiết kế, vận hành, bảo trì và giám sát các hệ thống môi trường.
  • Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Người học sẽ được tiếp cận những kiến thức về quản lý, kinh tế và quy hoạch tài nguyên và môi trường.  

          Với phương châm “Mang lại cơ hội học tập chất lượng cho cộng đồng”, tại Trường Đại học Trà Vinh, người học được tiếp cận với các phương pháp giảng dạy tiên tiến với mục tiêu trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu hiện nay của xã hội. Bên cạnh những kiến thức được trang bị trên lớp, người học còn cơ hội tham gia vào nhiều dự án trong và ngoài nước trong lĩnh vực môi trường. Ngoài ra, người học còn có cơ hội rèn luyện và phát triển các kỹ năng mềm cần thiết, như: kỹ năng quản trị cảm xúc, tư duy phản biện, giao tiếp, quản trị dự án… trong suốt quá trình học tập và thông qua các các hoạt động ngoại khóa. Đặc biệt Viện Khoa Học Công Nghệ Môi Trường – Trường Đại học Trà Vinh luôn có hợp tác với các Trường, Viện nghiên cứu trong và ngoài nước trao học bổng, trao đổi sinh viên, các doanh nghiệp lớn để tạo một môi trường làm việc hiện đại và gần với Doanh nghiệp. Chính vì vậy, hãy dành thời gian “nghiên cứu” lựa chọn một điểm đến phù hợp cho tương lai, bởi việc chọn đúng trường đại học phù hợp với yêu cầu học tập của bản thân, đáp ứng nhu cầu nhân lực của thời đại sẽ là những quyết định quan trọng để bạn trở thành một kỹ sư môi trường thành công.

iestthegioisachhon.png

Sinh viên các khóa ngành Kỹ thuật Môi trường và Quản lý Tài nguyên và Môi trường Trường Đại học Trà Vinh tham gia nhặt rác tại Khu du lịch Biển Ba Động

k21thamgiacuocthi.png

Các bạn sinh viên khóa 21 ngành Kỹ thuật Môi trường và Quản lý Tài nguyên và Môi trường tham gia cuộc thị và đạt giải NHÌ “Sáng kiến thanh niên” nhằm thúc đẩy kiến thức bản địa về thích ứng với biến đổi khí hậu tại Trà Vinh năm 2023 do CECAD – Phần Lan tổ chức

traodoisinhvien.png

Chương trình trao đổi sinh viên - học bổng của chương trình Erasmus+ dành cho sinh viên có thành tích NCKH nổi bật sang thực tập 05 tháng tại Trường Đại học Khoa học Ứng dụng Saxion (Saxion University of Applied Sciences) tại Enschede, Hà Lan

 

traodoitienganh.png

Sinh viên Ngành Kỹ thuật Môi trường Khóa 2017 tham gia hội thảo Quốc tế bằng Tiếng Anh

hoatdongtaiche.png

Sinh viên Ngành Kỹ thuật Môi trường Khóa 2017 tham gia cuộc thi tái chế - nói không với rác thải nhựa

thamgiahoatdongcongdong.png

Tham gia các hoạt động cộng đồng, hướng dẫn phân loại rác thải tại các trường Phổ thông trung học

traodoi.png

Giao lưu cùng chuyên gia môi trường đến từ Trường ĐH Khoa Khoa học Ứng dụng Saxion – Hà Lan

diengioduyenhai.png

Các bạn sinh viên Khóa 22 Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường thực tập thực tế tại Nhà máy điện gió Hàn Quốc – Trà Vinh

(0 Votes)

Le Chi Cuong